Đức: Mời Tổng thống Pháp thăm cấp nhà nước sau 23 năm; Nhiều khả năng sẽ thua nếu bị EU kiện ra tòa vì khí đốt

Mời Tổng thống Pháp thăm cấp nhà nước sau 23 năm

Ngày 2/5, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier thông báo, người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ có chuyến thăm cấp nhà nước tới Berlin trong tháng 5 này. Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Đức của một tổng thống Pháp kể từ sau chuyến công du của cựu Tổng thống Jacques Chirac vào năm 2000, tức cách đây tới 23 năm.

Mặc dù ông Macron thường xuyên đến Berlin để đối thoại với Thủ tướng Olaf Scholz về một số vấn đề cùng quan tâm, nhưng chuyến thăm cấp nhà nước được tổ chức ở cấp độ nghi thức cao hơn, thường bao gồm nhiều nghi lễ và trang trọng hơn.

Chương trình

Theo kế hoạch, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier sẽ tiếp ông Macron tại nơi ở chính thức của ông là Schloss Bellevue, Berlin vào ngày 26/5.

Ngoài việc tham dự các buổi lễ kỷ niệm sự ra đời của nhà nước Đức thời hậu chiến tại Berlin, hai nhà lãnh đạo sẽ tới thành phố Dresden phía Đông và Münster ở phía Tây, thăm các địa điểm mà hai nước hợp tác về đổi mới công nghệ hoặc an ninh.

Tuyên bố của Tổng thống Đức cho biết: “Cả hai Tổng thống sẽ ăn mừng sự hội nhập châu Âu tại tất cả các điểm dừng” của chuyến công du kéo dài 3 ngày.

Chuyến thăm Berlin của nguyên thủ Pháp diễn ra sau một vài tháng biến động khá căng thẳng giữa ông Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz bị đẩy lên cao liên quan đến tranh cãi về cách tốt nhất để hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Thủ tướng Đức nói

Bất chấp những quan điểm khác biệt, gần đây, Thủ tướng Scholz cho rằng, ông và Tổng thống Macron có mối quan hệ cá nhân rất tốt, thể hiện qua việc họ thường xuyên tham vấn.

Ông Scholz nói: Sức mạnh của sự hợp tác đặc biệt đến từ việc chúng tôi thực hiện điều này ngay cả khi cả hai nước có quan điểm khác nhau về các vấn đề riêng rẽ.

Nhiều khả năng sẽ thua nếu bị EU kiện ra tòa vì khí đốt

Trang Energy Intelligence dẫn lời một chuyên gia pháp lý cho hay, thuế xuất khẩu khí đốt của Đức, thường được gọi là thuế lưu trữ khí đốt (thuế bổ sung) khó có thể đứng vững trước tòa nếu Ủy ban châu Âu tiến hành các thủ tục pháp lý.

Thuế bổ sung

Khoản thuế này, được đưa ra vào tháng 10.2022 nhằm thu hồi hàng tỉ euro Đức đã chi để mua khí đốt dự trữ sau cuộc xung đột Nga - Ukraina và đã nhận được rất nhiều sự chú ý tại Hội nghị về khí đốt Flame diễn ra vào tuần trước ở Amsterdam, Hà Lan.

Để thu lại hàng tỉ euro đã chi cho khí đốt không phải của Nga với giá cao để lấp đầy kho dự trữ lớn nhất so với bất cứ quốc gia nào trong EU, Đức đã đưa ra cái gọi là thuế bổ sung đối với việc bán khí đốt cho các nước láng giềng.

Khoản thuế bổ sung đã tăng hơn gấp 3 lần kể từ khi được áp dụng vào tháng 10.2022.

Các quan chức lưu ý rằng mức thuế ngày càng tăng đã dẫn đến giảm xuất khẩu khí đốt từ Đức, đẩy giá khí đốt cao hơn ở các nước láng giềng và có thể dẫn đến biến động giá khí đốt và nguồn cung hơn nữa ở Trung Đông, Nam Âu.

Các nước láng giềng của Đức - đặc biệt là Áo - cho rằng mức thuế này vi phạm luật pháp Liên minh châu Âu, đi ngược lại các quy tắc thị trường chung của EU vốn cấm bất kỳ mức thuế nào đối với thương mại giữa các quốc gia trong khối.

Phản ứng dữ dội của Áo đã khiến Ủy ban châu Âu mở cuộc điều tra

Ana Stanic - người sáng lập Công ty Luật E&A có trụ sở tại London - nói với các đại biểu tại Hội nghị Flame rằng Ủy ban châu Âu đang bắt đầu các thủ tục tố tụng chống lại Đức, đánh dấu hành động pháp lý chống lại một quốc gia thành viên EU không thực thi luật pháp Liên minh châu Âu. Stanic nói: Ủy ban đã rất miễn cưỡng làm bất cứ điều gì cho đến bây giờ, nhưng chỉ vài ngày trước đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu các thủ tục tố tụng vi phạm. Thật ngạc nhiên là họ lại mất nhiều thời gian đến vậy.

Người phát ngôn Tim McPhie của Ủy ban châu Âu cho biết Ủy ban vẫn liên lạc với chính quyền Đức về vấn đề này, bao gồm cả ở cấp độ chính trị.

Bà Ana Stanic cho biết: Các thủ tục tố tụng vi phạm thường mất khoảng hai năm và cho rằng khoản thuế này không có cơ hội đứng vững trước tòa” nếu vụ việc đi xa đến vậy.

Ý tôi là, nguyên tắc cơ bản của luật pháp EU là không thể áp đặt thuế quá cảnh và lưu kho. Vì vậy, tôi nghĩ Ủy ban châu Âu khá chắc chắn rằng một khi họ khởi kiện Đức thì sẽ thành công.

Theo bà Stanic, kết quả của vụ kiện có thể là Đức sẽ phải thực hiện các khoản thanh toán hoàn thuế cho những người đã nộp thuế.

Đức Việt Online

Xem thêm:
Về trang trước

Chủ đề:

Bình luận và đánh giá
Gửi nhận xét đánh giá

Luật Pháp

Nhập cư

Người Việt ở Đức

Chính trị - Xã hội

Lên đầu trang